USDC là đồng tiền điện tử thuộc loại stablecoin. Được phát hành vào tháng 9/2018, USDC nhanh chóng thu hút sự tò mò của rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) và trader yêu thích “sự ổn định”. Sự biến động của Bitcoin khiến nó không phù hợp cho các giao dịch hàng ngày. Vì thế, stablecoin, hay USDC ra đời nhằm giảm thiểu sự biến động đó. Đồng thời, nó cũng hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch.
Vậy cụ thể USDC là gì mà lại khiến các NĐT và trader hào hứng như thế? Cùng tìm hiểu trong bài viết này để có thêm cái nhìn tổng quan và triển vọng trong tương lai của USDC nhé.
USDC là gì?
USDC, hay USD Coin là một stablecoin tiêu chuẩn ERC 20 gắn với đồng USD. Nó là thành quả hợp tác giữa Circle và sàn giao dịch Coinbase. USDC là một giải pháp thay thế cho các loại tiền điện tử được hỗ trợ bằng USD khác, như Tether USDT hay TrueUSD (TUSD).
Khi nói đến mua USDC, nó không được đào như Bitcoin, không được đúc mới như Ether trên Ethereum, và cũng không được phát hành cùng một lúc hay định kỳ như LINK hay XRP. Các đồng tiền USDC mới sẽ được phát hành theo nhu cầu của người dùng, khi một tổ chức tài chính định lượng USDC bằng một lượng USD và khóa chúng lại lưu trữ.
Đến thời điểm viết bài, ngày 16/02/2021, tổng vốn hóa thị trường của USDC là 7.284.384.119 USD, với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 2.193.212.437 USD.
Vậy cơ chế hoạt động của USDC sẽ diễn ra như thế nào? Câu trả lời nằm ở phần sau của bài viết.
Cơ chế hoạt động của USDC
Công ty phát hành ra USDC Circle đảm bảo rằng mỗi USDC token được hỗ trợ bằng một USD duy nhất. Quá trình chuyển đồng USD thành USDC token được gọi là mã hóa (tokenization).
Việc mã hóa USD thành USDC là một quy trình gồm ba bước:
- Bước 1: Người dùng gửi USD vào tài khoản ngân hàng của nhà phát hành token
- Bước 2: Nhà phát hành sử dụng smart contract USDC để tạo ra một lượng USDC tương đương.
- Bước 3: USDC đúc mới được chuyển đến người dùng. Trong khi đó đồng USD thay thế được lưu trữ trong kho dự trữ.
Nếu người dùng muốn giao dịch USDC với USD, quá trình sẽ đảo ngược lại:
- Bước 1: Người dùng gửi yêu cầu đến nhà phát hành USDC để đổi một lượng USD tương đương với USDC token mà họ muốn.
- Bước 2: Nhà phát hành gửi yêu cầu đến smart contract USDC để đổi token sang USD và lấy lượng token đó ra khỏi ví lưu trữ của người dùng.
- Bước 3: Nhà phát hành gửi lượng USD được yêu cầu cho người dùng. Người nhận sẽ nhận được số tiền tương đường với lượng USDC đã yêu cầu, trừ đi các chi phí phát sinh.
Những người tạo ra USD Coin có nghĩa vụ đảm bảo đầy đủ tính minh bạch của quy trình. Bên cạnh đó, họ phải làm việc với một loạt tổ chức tài chính để lưu trữ đủ tiền fiat tương đương để giao dịch với người dùng.
Nghe có vẻ rất hấp dẫn phải không nào, vậy đâu là những lợi thế khiến cho các NĐT đặt nhiều kỳ vọng tại sân chơi mới giàu tiềm năng này? Và đâu là những mặt còn hạn chế của USDC? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Ưu điểm và nhược điểm của USDC
Ưu điểm
Khi nhắc đến coin phổ biến nhất được hỗ trợ bởi USD, Tether (USDT) mới là “kẻ chiếm ngôi xưng vương”. Nhưng đồng USDT là gì và đang vướng phải rất nhiều thách thức khi Tether bị giám sát chặt chẽ tình trạng tài chính, sau cuộc điều tra của Tổng chưởng lý NewYork.
Vì thế, đây chính là cơ hội “có một không hai” của các đồng stablecoin khác, được hỗ trợ bằng USD với quy trình và kiểm toán minh bạch hơn. Chẳng hạn như: Gemini dollar, True USD, Paxos, và US Dollar Coin (USDC).
Mặc dù USDC không thực sự “độc lạ”, nhưng dưới đây là lý do tại sao USDC trở nên nổi bật hơn so với các loại tiền tệ khác:
- Thứ nhất, USDC được quản lý bởi Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính (FinCEN) của chính phủ đóng vai trò chống rửa tiền hiệu quả.
- Thứ hai, USDC được kiểm toán bởi Grant Thornton, một trong 10 công ty kế toán hàng đầu thế giới. Điều này đảm bảo sự minh bạch cho USDC, bên cạnh uy tín của “gã khổng lồ chống lưng” đằng sau nó là Coinbase và Circle.
- Thứ ba, USDC cho phép giao dịch ngân hàng cho những người không có tài khoản ngân hàng. Mặt khác, các giao dịch quốc tế có thể được thực hiện dễ dàng và nhanh hơn nhiều so với tiền fiat truyền thống.
Ngoài ra, điều cốt lõi làm nên giá trị đáng tin cậy của USDC đó là mục tiêu phát triển của nó. USDC ưu tiên phát triển một cơ chế hiệu quả hơn để thực hiện các hoạt động tài chính, hơn là trở thành vật trung gian trong các cuộc giao dịch tiền ảo như USDT.
Nhược điểm
Song hành với ưu chính là nhược điểm. Sau đây là ba nhược điểm lớn nhất của USDC:
- USD Coin là một dự án rất mới và nhu cầu đối với USDC vẫn còn hạn chế. Do đó, khó xác định nó sẽ hoạt động và phát triển như thế nào trong tương lai.
- Các stablecoin khác đều phải đối mặt với một số vấn đề chung và không có gì đảm bảo rằng USDC sẽ tránh được những vấn đề đó.
- Trong bối cảnh rất nhiều đồng stablecoin được phát hành, USDC vấp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Hiện tại, vẫn chưa biết liệu USDC có thể vượt qua các đối thủ của mình hay sẽ chỉ là một trong những stablecoin chìm nghỉm trong hằng hà sa số những đồng tiền mới được hình thành.
Vậy USDC có gì khác biệt so với USDT? Phần tiếp theo sẽ so sánh khái quát về hai đồng tiền ảo đang “làm mưa làm gió” trong thị trường stablecoin này.
So sánh USDC và USDT
Dưới đây là bảng so sánh một số thông tin cơ bản tính đến thời điểm viết bài, ngày 16/02/2021.
Bảng so sánh một số thông tin cơ bản giữa USDT và USDT tính đến ngày 16/02/2021
Để tìm hiểu những phân tích chuyên sâu hơn, bài viết sẽ cung cấp những khía cạnh để làm rõ điểm khác biệt của USDC và USDT, bao gồm: Tính thanh khoản, quy trình giao dịch, lãi suất tài chính, các khoản vay, tính minh bạch và đối tượng đầu tư.
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch là yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư. Mặc dù Tether (USDT) có những lợi thế nhất định, nhưng USD Coin (USDC) đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Cả USDT và USDC đều có sẵn trên hầu hết sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu. Chúng là hai stablecoin phổ biến nhất theo vốn hóa thị trường và nguồn cung lưu hành.
Tuy nhiên, USDT có vẻ như đã thắng thế hơn trong tiêu chí này khi khối lượng giao dịch toàn cầu và cặp giao dịch phổ biến nhiều hơn hẳn so với các loại stablecoin khác. Trong khi đó, khối lượng giao dịch và cặp giao dịch của USDC ở trên mức trung bình.
Xem thêm: Vì sao tính thanh khoản (Liquidity) lại quan trọng trong trade coin?
Giao dịch mua và quy đổi
Tether (USDT)
- Phát hành tối thiểu 100.000 USD qua Tether Limited.
- Yêu cầu quy đổi tối thiểu 100.000 USD qua Tether Limited.
- Người dùng phải trả phí xác minh trước khi mua hoặc đổi tiền fiat
- Các giao dịch mua và quy đổi không áp dụng cho người dân Hoa Kỳ.
- Người dùng bị giới hạn chỉ một giao dịch đổi tiền fiat mỗi tuần.
USD Coin (USDC)
- Có thể mua qua credit card hoặc debit card thông qua Coinbase.
- Có thể được mua qua tài khoản ngân hàng thông qua Coinbase hoặc trực tiếp thông qua nhà phát hành Circle.
- Không giới hạn lượng quy đổi tối thiểu và tối đa qua Coinbase.
- Việc quy đổi vào tài khoản ngân hàng thường mất 1-2 ngày làm việc.
Qua những phân tích trên, có thể thấy USDC thuận tiện hơn cho người dùng trong quá trình mua và quy đổi sang USD.
<h3Lãi suất tài chính
Cả USDT và USDC đều có tài khoản lợi tức được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp tập trung như: Crypto.com, Nexo và Celsius Network. Lãi suất của cả hai stablecoin này đều rất cạnh tranh so với tài chính truyền thống. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có điểm khác biệt:
Tether (USDT)
- Người dùng có thể kiếm lãi trên số dư tài khoản USDT thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc qua Binance Lending và ký quỹ trên Bitfinex.
- Các tổ chức phi tập trung thường không hỗ trợ Tether (USDT) kiếm lãi.
USD Coin (USDC)
- Người dùng có thể kiếm lãi trên số dư tài khoản USDC của họ trực tiếp trên Coinbase.
- Có thể kiếm lãi USDC trên một số nền tảng phi tập trung bao gồm Compound và Nuo Network.
Các khoản vay
Ưu điểm vượt trội của USDT và USDC trong tiêu chí này đó là đều có những điều khoản khóa vốn (lockup term) linh hoạt và có sẵn. Bên cạnh đó, người vay có thể nhận tiền ngay lập tức với tỷ lệ lãi suất phần trăm hàng năm (Annual Percentage Rate) cạnh tranh. Các khoản vay có sẵn trên các nền tảng cho vay tiền ảo tập trung như: Nexo và Celsius Network.
Tuy nhiên, USDC tỏ ra “vượt mặt” USDT ở hai khía cạnh. Một là, có các khoản vay USDC trên các nền tảng tài chính phi tập trung, bao gồm: Compound, Nuo Network, và dYdX. Hai là, có các khoản vay tín dụng tư nhân hỗ trợ cho vay USDC.
Tính minh bạch
Trong bối cảnh nhà quản lý đang siết chặt sự giám sát dành cho stablecoin, USDC tỏ ra “vượt mặt” hẳn USDT trong khía cạnh minh bạch. Tether hiện đang vướng vào nhiều rắc rối liên quan đến pháp lý. Ngoài ra, hệ thống của Tether đã bị hacker tấn công và đánh cắp 30 triệu USD vào tháng 11/2017.
Trong khi đó, USDC là một đồng tiền ảo còn khá mới, chưa gặp phải vụ tấn công nào. Bên cạnh đó, tất cả các thông tin cụ thể và giao dịch USDC đều có thể xác minh công khai trên blockchain Ethereum. Hơn thế, USDC là stablecoin chính thức của Coinbase — sàn giao dịch tiền ảo được quản lý chặt chẽ và uy tín nhất trên thế giới.
Đối tượng đầu tư
Dù đều là stablecoin hỗ trợ đổi 1:1 bằng USD, nhưng USDT và USDC lại hướng tới đối tượng là các NĐT và trader khác nhau:
USDT: Sàn giao dịch được đề xuất là Binance
- Các trader có kinh nghiệm muốn thực hiện các giao dịch ngắn hạn.
- Các trader có kinh nghiệm muốn giao dịch hợp đồng tương lai và giao dịch ký quỹ.
USDC: Sàn giao dịch được đề xuất là Coinbase
- Các NĐT đang tìm cách kiếm lãi trên stablecoin của họ.
- Những người đi vay đang tìm một khoản vay tiền điện tử dưới dạng stablecoin.
- Các trader đang tìm công cụ tạm thời để ngăn sự ảnh hưởng từ biến động của thị trường.
- Các trader và NĐT muốn giao dịch Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sang tiền fiat.
- Trader và NĐT muốn tham gia thị trường bằng tiền fiat.
Vậy có cơ hội nào cho USDC “chiếm ngôi vương” của USDT trong thế giới stablecoin hay không? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong phần sau nhé.
USDC thách thức sự thống trị của USDT
Vị cứu tinh của Maker
Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản trên giao thức Maker, một người dùng đã kiếm được lợi nhuận chênh lệch 8 triệu USD trên giá mua Zero Dai. Vì thế, Maker Dao đã quyết định thêm stablecoin USDC để tăng tính thanh khoản.
Giao thức Maker có thể linh hoạt mã hóa mọi loại tài sản được thêm vào làm tài sản thế chấp trong hệ thống, miễn là nó có các thông số rủi ro phù hợp và được sự chấp thuận của Maker Governance. USDC được coi là giải pháp cho vấn đề bất ổn giá Dai và các vấn đề thanh khoản do biến động của thị trường.
Thị trường mở rộng khả quan
Ở thời điểm hiện tại, USDT đang “đánh bại” tất cả các stablecoin khác bởi phân khúc thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, việc gia tăng các cặp giao dịch tiền điện tử với USDC trên các sàn giao dịch hàng đầu đang báo hiệu một cuộc chiến thị trường có thể sẽ diễn ra giữa USDT và USDC trong tương lai không xa.
Tài khoản doanh nghiệp sử dụng USDC
Trong một thông báo được đưa ra gần đây, Circle đã công bố ra mắt giao diện lập trình ứng dụng (API) dành cho tài khoản doanh nghiệp. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tích hợp USDC vào hệ thống của họ. Nếu các API vận hành thành công, USDC sẽ bước vào một thời kỳ phát triển toàn cầu mới.
Triển vọng trong tương lai
Các NĐT truyền thống cảnh giác với tiền điện tử vì hai lý do chính: thiếu quy định và tính biến động. Làn sóng stablecoin mới này đang tìm giải pháp xử lý những hạn chế đó, trở thành cửa ngõ cho các tổ chức uy tín tham gia. Bằng cách tạo ra những thay đổi hấp dẫn và thuận tiện hơn để các NĐT tổ chức tham gia, USDC có thể giúp làm cho tiền điện tử trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trên toàn cầu.
Giao dịch và lưu trữ USDC
Người dân Mỹ có thể giao dịch USD sang USDC hoặc ngược lại từ nền tảng của Circle, hoặc sàn giao dịch Poloniex đã được tập đoàn Circle mua lại. Ngoài ra, hầu hết các sàn giao dịch lớn và uy tín đều hỗ trợ mua bán USDC.
Bên cạnh đó, NĐT cũng có thể tạo ví USDC và lưu giữ trên các ví ETH có hỗ trợ token ERC20 như Ví MyEtherWallet (MEW), Ví ImToken, Ví Trust Wallet, Metamask, Ledger Nano S, Trezor,.. Hoặc các trader lướt sóng có thể lưu trữ USDC trên ví của các sàn giao dịch để tiện mua bán nhanh chóng.
Một số câu hỏi thường gặp về USDC
Ai là người sáng lập USD Coin?
Center Consortium có hai thành viên sáng lập là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán Circle và công ty còn lại là sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase. Các liên doanh tiền điện tử khác được mở để tham gia liên minh này.
Vào năm 2020, Circle và Coinbase cùng công bố một bản nâng cấp lớn đối với giao thức và hợp đồng thông minh của USDC. Mục tiêu của những cải tiến này là giúp USDC được sử dụng dễ dàng hơn cho các khoản thanh toán hàng ngày, thương mại và giao dịch ngang hàng.
Điều gì làm cho USD Coin (USDC) trở nên độc đáo?
Thị trường stablecoin đã trở nên cực kỳ đông đúc trong những năm gần đây nhưng USDC đã hướng tới mục tiêu đứng đầu và sánh vai với các đối thủ cạnh tranh theo một số cách. Một trong số đó chính là tính minh bạch và cung cấp cho người dùng sự đảm bảo rằng họ sẽ có thể rút 1 USDC và nhận lại 1 USD mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Để đạt được điều này, nhà sáng lập USDC cho biết một công ty kế toán lớn có nhiệm vụ xác minh mức tiền mặt được dự trữ và đảm bảo điều này khớp với số lượng token đang lưu hành.
Bên cạnh đó, không giống như một số liên doanh tiền điện tử, Coinbase và Circle cũng đã đạt được sự tuân thủ quy định và chính điều này đã giúp mở đường cho việc mở rộng ra quốc tế. Cả hai dự án cũng được tài trợ tốt, mang lại sự chắc chắn cho stablecoin.
Những đơn vị nào chấp nhận và sử dụng USDC?
- USDC đang được chấp nhận tại những sàn giao dịch sau: Coinbase, Remitano, POLONIEX, BINANCE, Bit-Z, BITFINEX, BitMart, CoinEx, DigiFinex, FCOIN, KORBIT, KuCoin, Liquid, OKEX
- USDC đang được chấp nhận tại các ví giao dịch sau: BitUN, Cobo, CoolWalletS, Elph, ImToken, Ledger, TRUSTWALLET.
- Các nền tảng blockchain được thôi thúc bởi USDC: Abacus, Bitpay, Centrifuge, Dharma, DISPATCH LABS, FOTA, HACERA, Kyber network, MELONPORT, ORIGIN, RADAR.
Có nên sử dụng đồng USD coin không?
Hiện tại trên thị trường tiền điện tử đã có thêm nhiều sự xuất hiện Stable coin, tiêu biểu như: TrueUSD, GUSD hay Paxos Standard. Không chỉ vậy, những công ty, tập đoàn lớn, thậm chí là vương quốc cũng có dự tính phát hành đồng stable coin riêng của mình .
Lý do lý giải cho điều này là bởi Tether – Đồng stablecoin lớn nhất hiện tại, đã không duy trì được sự minh bạch, xảy ra nhiều tranh cãi và làm tác động ảnh hưởng tới hàng loạt thị trường tiền điện tử.
Chính vì thế, sự sinh ra của những Stable coin này sẽ thay thế đồng Tether ( USDT), nhưng để làm được điều đó chúng phải lấy được niềm tin của người dùng bằng cách phân phối được sự minh bạch, sự không thay đổi về giá, được bảo chứng và trấn áp bởi những cơ quan pháp lý. Nếu bán USDC làm được điều này thì nó sẽ được tin tưởng sử dụng.
Một lý do nữa để dẫn chứng rằng bạn nên sử dụng đồng USDC đó là USDC có thêm sự hậu thuẫn của sàn Coinbase – Sàn giao dịch tiền ảo lớn hàng đầu thế giới. Coinbase đã niêm yết USDC và mở thị trường giao dịch với đồng stablecoin này vào ngày 24/10/2018.
Kết luận
Nhìn vào sự phát triển hiện tại của USD Coin (USDC), việc nó có thể thay thế vị trị của Tether (USDT) trong thế giới stablecoin đã không còn là điều viển vông. USDC đã chứng minh khả năng bùng nổ thị trường trong thời gian vừa qua. Dẫu rằng còn có nhiều quan ngại xung quanh dự án này, nhưng điều này không cản trở tiềm năng vươn lên trong tương lai của của USDC.